10 cách chữa ho cho trẻ không dùng thuốc tây
Khi trẻ bị ho thường dùng thuốc tây sẽ gây nóng cho cơ thể. Dưới đây là 10 cách chữa ho cho trẻ không dùng thuốc tây hữu hiệu.
1. Sả
Sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà làm trà sả.
Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, sát trùng phế quản khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho.
2. Chanh
Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống cảm lạnh và cúm.
Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của nó cũng giúp làm giảm các triệu chứng như đau họng, chảy nước mũi và ho.
Cách làm:
Cắt nhỏ khoảng 4 trái chanh cả vỏ và một muỗng canh gừng lát vào một cái nồi nhỏ, thêm ít nước sôi để ngấm đều, để yên 10 phút.
Lọc lấy nước và pha loãng chất lỏng này với một ít nước ấm và thêm chút mật ong nguyên chất.
Cho con trẻ uống nước chanh nóng này vài lần trong ngày. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, thêm đường thay vì mật ong.
3. Mật ong
Dùng cho trẻ em 1 tuổi trở lên đang bị cảm lạnh thông thường hoặc trị ho.
Mật ong có tính kháng khuẩn cao, chống oxy hóa và tính chất tăng cường miễn dịch, giúp dễ ho, làm dịu cổ họng bị đau và tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Cách làm: trộn 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh.
Cho con trẻ uống mỗi vài giờ để giảm triệu chứng hoặc uống một thìa bột kiều mạch mật ong nhiều lần trong ngày.
Một ly sữa ấm với mật ong có thể làm giảm ho khan và giảm đau ngực.
Lưu ý không cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi uống mật ong, vì nó có chứa vi khuẩn có thể gây ngộ độc trẻ con.
4. Cam
Vitamin C có trong cam giúp tăng sản xuất tế bào máu trắng chống lại các vi trùng lạnh gây ra.
Nó cũng tăng cường hệ thống miễn dịch để làm giảm bớt các triệu chứng như ho, đau họng và chảy nước mũi.
Đối với trẻ 2 tuổi trở lên, 1-2 ly nước cam mỗi ngày. Đối với trẻ nhỏ, pha loãng nước cam với một số nước ấm, uống đều đặn. Trẻ lớn hơn có thể ăn để tăng lượng vitamin C.
5. Rau tần (tần dày lá)
Rau tần có tác dụng kháng khuẩn đường hô hấp mạnh, chữa ho hiệu quả.
Cắt khoảng 5-10 lá thật nhỏ, cho vào chén, thêm vài lát vỏ chanh hoặc quả tắc, vài lát gừng, thêm ít hạt đường phèn, đem hấp cách thủy trong 15 phút.
Hòa thêm ít nước ấm và cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày.
6. Cây mía lau
Theo y học cổ truyền, mía lau có tác dụng tiêu đờm, mát phổi. Nấu nước uống mỗi ngày khoảng 2-3 đốt.
7. Cây lẻ bạn (hay gọi là cây sò huyết)
Theo y học cổ truyền, cây lẻ bạn vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, chỉ khái, giải độc.
Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây lẻ bạn là hoa hay lá dùng tươi hoặc phơi khô.
Để chữa ho khan hoặc viêm đường hô hấp lấy hoa lẻ bạn 15g, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với 10g đường phèn hoặc mật ong. Đem hấp cách thủy trong 10 phút.
Để nguội, uống làm 2-3 lần trong ngày.
8. Cây thuốc giòi (dân gian còn gọi là cây bọ mắm)
Là loại cỏ thân mềm có nhiều lông dính, có 2 dạng lá xanh và lá hơi đỏ tím.
Y học cổ truyền dùng thuốc giòi nấu nước uống, ngày 15-20g khô hoặc 200g lá tươi, hoặc nấu thành cao để dành dùng lâu ngày.
Chữa bệnh nóng rát đường hô hấp, ho dai dẳng, ho khan, viêm họng.
#dienchan #yogatrilieu #chuahochotre #khongdungthuoc