Một số thuyết được sử dụng thường xuyên trong Diện Chẩn

Thuyết phản chiếu

Thuyết phản chiếu cho rằng con người và vũ trụ là 1 thể thống nhất. con người là 1 tiểu vũ trụ, là hình ảnh phản chiếu của vũ trụ. Từ đó suy luận ra rằng trong một con người, từng bộ phận trên người đều phản chiếu tổng thể toàn bộ cơ thể, trong đó gương mặt là bộ phận quan trọng nhất nó phản chiếu tâm tư tình cảm cho đến các cơ quan từ nội tạng và cả ngoại vi cơ thể. Thuyết này được vận dụng vào phương pháp Diện Chẩn như sau: mỗi huyệt trên mặt là một điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.

Thuyết biểu hiện

Những gì (tình trạng đau yếu/ triệu chứng bệnh …) ở bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, ở bên dưới sẽ hiện ra bên trên. Còn về giai đoạn thì những gì sắp xảy ra sẽ được báo trước, những gì đang xảy ra sẽ biểu hiện và những gì đã xẩy ra sẽ lưu lại các dấu vết. Những biểu hiện này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, được thể hiện một cách có hệ thống và chọn lọc, được gọi là biểu hiện bệnh lý. Chúng có tính chất hai chiều thuận nghịch và nơi biểu hiện cũng là nơi mà ta có thể điều trị. Ví như thống điểm (điểm đau): điển hình như vết tàn nhang nơi mặt là dấu hiệu chẩn đoán cũng là nơi tác động để trị liệu.

Thuyết nước chảy về chỗ trũng

Theo thuyết này chúng ta sẽ hiểu rằng nếu 1 hay nhiều bộ phận trên cơ thể đang bị bệnh nên khi ta tác động một huyệt trên mặt huyệt này sẽ chuyển khí về  nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh. Nơi nào đang cần chữa bệnh nhiều nhất thì nó sẽ dẫn truyền đến nơi đó nhiều nhất.

Thuyết bình thông nhau

Khi chữa bệnh thì sẽ có mối quan hệ tương tác giữa người chữa bệnh và người bệnh, nó dựa trên những quy luật bất thành văn đó là: tương thông, tương tác – người chữa bệnh sẽ cảm nhận được những tác động hay bệnh tình chuyển biến của người bệnh, phản hồi những hiệu quả của việc trị liệu trên người bệnh. Vì thế sẽ có trường hợp người chữa bệnh sẽ mắc bệnh giống người bệnh nhất là khi sức khỏe của người chữa bệnh kém hơn người bệnh.

Thuyết đồng ứng

Thuyết này có nghĩa là những gì giống nhau hoặc tương tự nhau thì sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Dựa vào đó thì ta có thể sử dụng tác động nhiều nơi khác nhau trên cơ thể để thay thế cho nơi cần chữa (vì đôi khi nơi cần chữa vì một lý do nào đó mà ta không tác động trực tiếp được). Đây là một trong những thuyết quan trọng hàng đầu trong Diện Chẩn.

Tác giả tìm ra thuyết này từ câu : «Đồng Thanh tương ứng, đồng khí tương cầu » trong Kinh Dịch, hay quan niệm  « ăn gì bổ nấy Từ điều này, tác giả đã tìm ra hàng loạt bộ phận có liên quan, đồng ứng một cách có hệ thống trên cơ thể con người.

Hệ luận 1 : Thuyết Đồng hình tương tụ :

Những gì có hình dạng tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau. Ví dụ : Cánh mũi có hình dáng tương tự mông, do đó có liên hệ đến mông – Sống mũi có hình dáng tương tự sống lưng do đó có liên hệ đến sống lưng.

Hệ luận 2 : Thuyết Đồng Tính Tương liên :

Những gì có tính chất tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau, tăng cường hay hoá giải ( Tình trạng đau/khoẻ) nhau. Ví dụ : Huyệt số 106 và 08 có tác dụng tương tự do đó có thể hỗ trợ hay khắc chế nhau.

Thuyết cục bộ

Đối với những bộ phận trên cơ thể có những bất ổn, hoặc sắp bất ổn thì vùng da đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bệnh tương ứng. Ngoài ra trong Diện chẩn nó còn có ý nghĩa: mỗi huyệt có tác dụng ở xa còn có tác dụng cục bộ ngay tại chỗ và lân cận. Ví dụ huyệt 61 có tác dụng kháng viêm, chống co thắt dạ dày và cho các bộ phận trên cơ thể nhưng đồng thời nó còn có tác dụng làm thông mũi.

"Một

Một số thuyết khác

Thuyết đồng bộ, thuyết biến dạng, giao thoa, đồng bộ thống điểm, bất thống điểm, thái cực, phản phục, sinh khắc, cấu trúc lưới, thích nghi…ngoài ra còn rất nhiều thuyết được áp dụng trong bộ môn Diện Chẩn. Khi thực hành Diện Chẩn Thầy Tổ Bùi Quốc Châu luôn khuyên chúng ta các học viên nên linh hoạt không quá cứng nhất khi thực hành, nghĩa là đừng bám víu vào bất cứ thuyết nào cố định mà hãy tùy nghi sử dụng cho thật thích hợp. Với mong muốn cuối cùng của chúng ta là cứu giúp người bệnh, giúp họ thoát khỏi ách đau bệnh triền miên mà không có gây hại gì thêm cho bệnh nhân.

( Bài viết biên soạn theo lý thuyết Diện Chẩn – GS.TSKH Bùi Quốc Châu)

Xem thêm: Lịch trình 12 đường Kinh lạc trên cơ thể

#dienchan #dienchanbuiquocchau #yogatrilieu