Yoga khác với Thể Dục trong việc tăng cường sức khỏe, giữ gìn vóc dáng?
Yoga và thể dục là những cách phổ biến để tăng cường sức khỏe, giữ gìn vóc dáng. Tuy nhiên, có một số khác biệt thú vị về mục tiêu tập luyện cũng như những lợi ích mang lại đối với thể chất và tinh thần của bạn. Cùng tìm hiểu Yoga khác với thể dục như thế nào nhé!
1 hành giả yoga phải học cách điều thân, điều tức, điều tâm. Nhà Yogi xem xác thân như một dụng cụ cho cuộc hành trình đi tới hoàn thiện.
Có nhiều phương pháp thể dục hiện đại nhằm làm nảy nở các cơ bắp. Các bài tập Yoga không những phát triển cơ thể mà còn khuếch đại các quang năng tinh thần. Ngoài ra, nhà Yogi còn chế ngự các cơ bắp không tùy ý nữa.
Yoga khác với Thể Dục cơ bản là “thể dục” nhấn mạnh đến các động tác mạnh mẽ, sản sinh ra nhiều axit lactic trong thớ cơ, gây ra mệt mỏi. Trong khi Yoga thì ngược lại.
Để vô hiệu hóa các tác dụng của axit lactic, các nhà thể dục hiện đại tăng gia lấy oxy vào, mệt mỏi sẽ giảm đi. Còn các nhà sáng lập Yoga lại có kiến thức cao hơn nhiều.
Yoga không mới mẻ gì, đã được dạy trong nhiều thế kỷ trước khi có các hệ thống hiện đại. Phát triển cơ bắp không hẳn là mạnh khỏe vì sức khỏe là tình trạng hoạt động hoàn hảo của mọi bộ phận dưới sự chỉ huy thông minh của tâm trí.
Cử động cơ bắp nhanh làm căng tim. Trong Yoga các cử động đều chậm chạp và từ từ, với hô hấp và thư giãn đúng lúc. Lúc tập, nhiều máu trở về tim hơn là lúc nghỉ.
Kết quả tim đầy máu hơn làm căng các thớ, làm tim đập nhanh hơn, bơm ra nhiều máu hơn. Điều này do nhà sinh lý học Starling khám phá ra và được gọi là “quy luật Starling”.
Trái tim đập từ trong bào thai cho đến lúc cuối của cuộc đời. Vậy không nên ráng sức tập làm tim quá căng thẳng.
Mục tiêu chính của bài tập yoga là gia tăng tuần hoàn và hấp thu dưỡng khí. Điều này có thể được hoàn thành bằng những động tác đơn giản của cột sống và các khớp, cộng với thở sâu, chứ không cần cử động mạnh.
Một tờ báo Y học có viết: ”Sát nhân chính là bệnh xơ cứng động mạch. Các động mạch bị cứng lại, thành bên trong bị đóng canxi. Đôi khi bị tắc nghẽn hay vỡ làm bệnh chết đột quỵ. Hoặc khiến tim làm việc quá sức để thúc đẩy máu lưu thông trong các mạch bị canxi làm nhỏ hẹp lại, và đi tới suy tim”.
Tập Yoga chẳng những gia tăng tuần hoàn máu mà còn giữ mạch máu đàn hồi, không có máu cung ứng thì các mô không thể ở trong tình trạng tốt được.
Khi nghiên cứu các động vật như chó và mèo, ta thấy chúng thường có duỗi cột sống lúc thức dậy. Các trẻ nhỏ cử động cột sống một cách tự nhiên. Tình mềm dẻo của cột sống đã mất đi khi cơ thể lớn lên. Cử động bị hạn chế do dây chằng thì ngắn lại. Có người tuổi 20 mà cũng không thể cúi xuống chạm ngón tay vào đất mà gối không cong.
Tập Yoga thì trẻ lại, cơ thể có thể dễ uốn như trẻ thơ, dù ở tuổi 80, vài bài tập khó chứng tỏ cơ thể con người có thể được huấn luyện tới mức độ uốn nắn tối đa ở cột sống và các khớp.
Trước khi các khoa học gia hiện đại biết về các tuyến nội tiết, từ lâu Yoga đã có các bài tập về các bộ phận này. Các nhà Yoga đều biết rõ hệ nội tiết có ảnh hưởng đến cảm xúc tinh thần và ngược lại.
Các tuyến này tiết thẳng vào máu và bạch huyết, đó là mật, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và bộ sinh dục.
Một trong các bệnh thường thấy là bướu cổ. Yoga có thể phòng ngừa bệnh này, qua các bài tập như “sarvangasan” với chế độ ăn uống thích nghi.
Ngoài ra, còn có nhiều bài tập giúp lành mạnh các tuyến nội tiết và đạt các cảm xúc dưới sự kiểm soát của ý thức.
Sau hết, ta hãy xem qua các tác dụng của Yoga đội với các tế bào li ti cấu thành cơ thể. Các tế bào này nhận khí và dinh dưỡng qua dòng máu.
Các bài tập Yoga đều giúp máu lưu thông dễ dàng, do đó các tế bào có đủ chất nuôi dưỡng cần thiết.
Cơ thể vật chất có thể được ví với “chiếc xe ôtô”. Muốn ôtô chạy ta cần có xăng, điện, hệ thống làm mát máy, dầu mỡ và tài xế; cơ thể củng vậy, không thể hoạt động nếu không có nhiên liệu, dòng điện, hệ thống làm mát máy, dầu mỡ và trí thông minh.
Nhiên liệu lấy từ thức ăn, nước uống, khí thở và ảnh sáng mặt trời. Làm mát cơ thể bằng thư giãn. Dầu nhớt làm trơn các khớp thu hoạch qua các cử động. Hệ thần kinh là dòng điện.
Sau hết, cơ thể phải có một “tài xế” thông minh điều khiển, đó là tinh thần. Hướng thường, thông cảm, yêu thương, can đảm, phân biệt thật gia, sẽ huấn luyện tinh thần thành “tài xế” tốt.
Để có lợi tối đa, năm yêu cầu trên phải được sử dụng trong thực tập. Ta là biết các bài tập thể dục hiện lại đòi hỏi động tác mạnh mẽ, làm hao một số khí lực, đồng thời tạo ra nhiều axit lactic trong cơ bắp, khiến cơ thể phải mỏi mệt.
Động tác chậm rải cua Yoga không hao phí khí lực. Thở sâu với sự chú ý vào động tác giúp hấp thu nhiều luồng khí. Sản xuất ít axit lactic, dễ dàng vô hiệu hóa bằng Ankali, nên tránh được mệt mỏi. Nhờ xoắn vặn và cử động các khớp, mạch máu co giãn và máu được phân bổ đều cho mọi bộ phận.
Cơ bắp và dây chằn được buông lỏng tức khắc, đem lại nhiều năng lực cho các thớ thịt, giống như “đổ nước vào thùng máy” vậy.
Tất cả các bài tập Yoga đều căn cứ trên công thức : Căng, buông lỏng, thở sâu và tăng gia tuần hoàn cùng tập trung tinh thần.
Trích: Yoga toàn thư – Khí công Ấn Độ được sưu tầm tại Facebook anh Huỳnh Long
Xem thêm: 5 BÀI TẬP YOGA TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ DÀNH CHO TRẺ EM
#yogatrilieu #yogakhacvoitheduc #yogatoanthu #yogakhactheduc